Thống kê truy cập

Tìm hiểu về thí nghiệm bu lông và phương pháp thí nghiệm

THÍ NGHIỆM BU LÔNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM (KÉO BU LÔNG)

Bulong là một mặt hàng không thể thiếu được trong lĩnh vực xây dựng nói riêng và cuộc sống nói chung, tuy nhiên việc sử dụng bulong với cường độ như thế nào cho từng lĩnh vực không phải ai cũng có thể biết được,

Do vậy chỉ có cách thông qua phương pháp thí nghiệm, mà Anh em Kỹ Sư hay gọi nôm na là “ kéo bu lông”Qua nội dung bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu tiêu chuẩn về thí nghiệm bu lông và tiêu chuẩn lấy mẫu thí nghiệm bu lông nhé.

Các tiêu chuẩn về thí nghiệm bu lông

Vật liệu chế tạo

  • Đối với bu lông và đai ốc được dùng thép 40Cr hoặc C45
  • Vòng đệm hay long đền thì được chế tạo từ thép cacbon CT45, C35, C45 hoặc 40Cr

Tính chất cơ học

Bu lông

Giới hạn bền: Min (110kG/mm2); Max (130kG/mm2)

Độ cứng đạt 325-388HB (35-41 HRC)

Độ thắt tương đối không nhỏ hơn 35: (φ%)

Độ dãn dài tương đối % không nhỏ hơn 8 (%)

Độ dai va đập aL không nhỏ hơn 5 (KG/cm2)

 

 

Xem thêm các loại bu lông >> Bulong liên kết

Đai ốc

Giới hạn bền tối thiểu là 110 kg/mm2 và được thí nghiệm cùng với bu lông

Độ cứng: 283-341HB (30-37HRc)

Vòng đệm: 283-426 HB (30-45HRc)

 

Xem thêm các loại đai ốc >> Tán đai ốc

Một số các loại  thí nghiệm bu lông và tiêu chuẩn lấy mẫu thí nghiệm bu lông

Thí nghiệm và lấy mẫu

Bước 1: Bu lông sau khi được gia công xong thành phẩm sẽ được kiểm tra sơ bộ về kích thước hình học.

Bước 2: Nếu đạt được kích thước hình học như trong bước 1 thì tiến hành lấy mẫu để thí nghiệm để kiểm tra các tiêu chí khác dựa trên tiêu chuẩn sau:

 

  • Thử kéo mẫu với số lượng là từ 3 - 5 mẫu trên một bó vật liệu
  • Thí nghiệm xác định độ dai và độ đập với 3 - 5 mẫu trên một bó vật liệu
  • Thí nghiệm độ cứng được áp dụng cho 100% bu lông sản xuất ra
  • Thí nghiệm thử kéo đứt bu lông với 2% số bu lông được sản xuất ra
  • Kiểm tra sự khuyết tật của bu lông thành phẩm với 100% bu lông sản xuất ra
  • Thí nghiệm xác định hệ số của mô men xiết với K 5%
  • Kiểm tra khuyết tật trên sản phẩm với toàn bộ sản phẩm sản xuất ra, chúng ta thường hiểu đó là từng Lô của của bu lông
  • Thí nghiệm thử đứt gãy trên vòng đệm vát (Tiêu chí này dựa trên sự thỏa thuận với khách hàng)

Quy tắc nghiệm thu mô men xiết của bu lông

  • Khi thử mô men xiết thì mọi yêu cầu về kích thước và đặc tính cơ học phải đạt chuẩn thì mới tiến hành. Số lượng mẫu là 5% số lượng sản phẩm của lô sản xuất ra và không được dưới 5 sản phẩm, tiêu chí 5 sản phẩm sẽ đạt được sự cần thiết và tối thiểu cho quy tắc thí nghiệm này.
  • Toàn bộ mẫu thử phải đạt chuẩn độ siết K (0,14 - 0.2). Trên mỗi lô 2000 sản phẩm sản xuất ra phải có chứng nhận kiểm tra mô men xiết do cơ quan đo lường có tư cách pháp nhân thực hiện và cấp.

Phương pháp thí nghiệm bu lông

Việc kiểm tra và thí nghiệm các tiêu chí về kích thước hình học, đặc tính cơ học của bu lông được áp dụng theo tiêu chuẩn: TCVN 1916 - 76

 

Tải trọng và diện tích tính toán của bu lông và đai ốc khi thí nghiệm dựa trên bảng sau

https://lh4.googleusercontent.com/lrubj7FpDdSh0cdB7NX1yHXlE77GN70ubGOJnM1qCpF01JiRzR3GuCVcNSAckjNmSi-r9ngZI6LUW4j1dZa4lXexW8volxRVyUD50Httc2TImmpCgxXbKCZJU3RZtWfyFgfvXRRuRjR-Lqwqd9BipI-4z4-kRbm8eVRNMK9o7AYpP7s2WRsSl8WV

Bảng: Tải trọng kéo đứt ứng với đường kính bu lông và giới hạn bền

Với mỗi chiều dài bulong khác nhau thì sẽ có phương pháp đo độ cứng khác nhau, cụ thể như sau.

Đối với bu lông có chiều dài hơn 200mm cho phép đo độ cứng ở phần trụ trơn

Đối với đai ốc có đường kính ren 24mm cho phép đo độ cứng ở mặt đầu của bu lông

Độ cứng của đai ốc có thể được đo ở mặt cạnh hoặc mặt đầu

           

Các tiêu chuẩn thí nghiệm bu lông được áp dụng

Tiêu chuẩn áp dụng cho kéo mẫu là TCVN 1916 - 76

Tiêu chuẩn áp dụng cho việc xác định giới hạn bền và độ dãn dài tương đối là TCVN 1976 -66

Tiêu chuẩn thử độ dai va đập là TCVN 312 - 69

Hệ số mô men xiết được thực hiện trên thiết bị với sai số cho phép là ± 0,5% cho phép xác định đồng thời mô men và lực căng. Và thiết bị phải có tem dán kiểm định do cơ quan đo lường nhà nước cấp.

Các sản phẩm không được tái sử dụng sau khi thí nghiệm. Trừ vòng đệm với điều kiện đai ốc không tiếp xúc với bề mặt đã thí nghiệm.

Mẫu thí nghiệm phải được vệ sinh sạch sẽ, không có bụi bám, gỉ sắt và được bôi lớp dung dịch 10 % dầu khoáng xăng công nghiệp.

Kết luận

Như vậy qua nội dung bài viết này, khách hàng có thể nắm được cơ bản toàn bộ quá trình lấy mẫu cho đến các tiêu chuẩn và phương pháp thí nghiệm bu lông, đai ốc đạt chuẩn.

HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI 0921 980 980 KHI ANH CHỊ CẦN TƯ VẤN Ạ

hoặc truy cập https://www.bulongketcau.com/

Trân trọng

 

Gọi Ngay: 0921 980 980